- Trang chủ
- ›
- Quy trình, Tiêu chuẩn
- › Ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
- ›
- 14 TCN 57-1988 Thiết kế dẫn dòng trong công trình thủy lợi.
14 TCN 57-1988 Thiết kế dẫn dòng trong công trình thủy lợi.
TIÊU CHUẨN NGÀNH
14TCN 57:1988
THIẾT KẾ DẪN DÒNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Design of diversion channel in hydraulic structure
(ban hành kèm theo Quyết định 783TL/QDngày 15 tháng 10 năm 1988)
1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Thuật ngữ
– Dẫn dòng thi công là dẫn dòng chảy trong sông theo một phần của lòng sông thiên nhiên hoặc theo một đường dẫn nhân tạo khác, nhằm mục đích tạo hố móng được cách ly với dòng chảy để thi công các công trình thủy công trong đó.
– Ngăn dòng là chặn dòng chảy trong một lòng dẫn, tại một tuyến nào đó, buộc dòng chảy phải chuyển sang một lòng dẫn khác đã được chuẩn bị trước. Ngăn dòng gồm 2 giai đoạn: một là thu hẹp lòng dẫn cho đến khi chỉ còn để lại một đoạn đã được tính toán dự kiến trước gọi là cửa hạp long và hai là chậm dòng ở cửa hạp long.
Dẫn dòng thi công có thể được thực hiện bằng cách dùng các đê quây để thu hẹp lòng sông hoặc bằng cách ngăn hẳn lòng dẫn, bắt dòng chảy đi qua một đường dẫn khác (kênh, tuynen, đập tràn, cống …) đã được chuẩn bị trước. Phải hiểu công tác dẫn dòng bao gồm cả công tác ngăn dòng.
Ngăn dòng là giai đoạn thi công phức tạp nhất của quá trình dẫn dòng thi công. Trong quá trình ngăn dòng, do dòng chảy bị thu hẹp dần, mức nước ở thượng lưu sẽ tăng dần và nước ở dòng dẫn cũ sẽ chuyển đến sang lòng dẫn mới và sẽ chuyển hoàn toàn sang lòng dẫn này khi hoàn thành chặn dòng ở cửa hạp long.
Tải tiêu chuẩn tại đây