- Trang chủ
- ›
- Kiểm định, thử tải công trình cầu
Kiểm định, thử tải công trình cầu
Giới thiệu
Kiểm định, thử tải công trình cầu là một nội dung rất quan trọng trong quá trình khai thác, duy tu bảo dưỡng công trình. Công tác này nhắm bảo đảm an toàn cho công trình cầu trong quá trình khai thác, sử dụng, được thực hiện bởi các Nhà thầu có kinh nghiệm và năng lực đầy đủ về nhân sự cũng như máy móc thiết bị.
1. Mục đích công tác kiểm định, thử tải công trình cầu:
- Đo đạc và thu thập bổ sung các số liệu phục vụ công tác quản lý.
- Khảo sát hiện trạng các bộ phận kết cấu, xác định các hư hỏng cần sửa chữa, khắc phục để đảm bảo điều kiện an toàn khai thác công trình.
- Thử tải công trình theo năng lực chịu tải dự kiến.
- Từ kết quả khảo sát và thử tải đánh giá khả năng chịu lực, độ an toàn khai thác của công trình, đưa ra các kiến nghị về chế độ khai thác, duy tu bảo dưỡng công trình.
- Xác định trạng thái ban đầu của công trình cầu trước khi đưa vào sử dụng
- Bổ sung vào hồ sơ quản lý cầu.
2. Căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội ngày 18/06/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
3. Các tiêu chuẩn áp dụng:
- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05;
- Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22TCN 18 – 79;
- Quy trình thử nghiệm cầu 22 TCN 170 – 87;
- Quy trình kiểm định cầu trên đường ô tô 22 TCN 243 – 98;
- Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ TCCS 07:2013/TCĐBVN;
- The Manual for Bridge Evaluation, 2nd Edition, 2011: Hướng dẫn đánh giá cầu theo hệ số tải trọng 2011 của AASHTO;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT;
- Tiêu chuẩn TCVN 9334 -2012 bê tông nặng – phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nảy;
- Tiêu chuẩn TCVN 9357: 2012 bê tông nặng – đánh giá chất lượng bê tông – phương pháp xác định vận tốc xung siêu âm;
- Tiêu chuẩn TCVN 9335: 2012 bê tông nặng – phương pháp thử không phá hủy – xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nảy;
- Tiêu chuẩn TCVN 9356: 2012 kết cấu bê tông cốt thép – phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông.
- Và một số các tiêu chuẩn thiết kế liên quan khác.
4. Nội dung công tác kiểm định cầu:
4.1. Công tác chuẩn bị:
- Thu thập hồ sơ, tài liệu: Thu thập các hồ sơ tài liệu có liên quan tới cầu.
- Thị sát và lập đề cương kiểm định công trình: Thị sát công trình được thực hiện nhằm thu thập thông tin, số liệu phục vụ việc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật kiểm định, trực tiếp quan sát những hư hỏng dễ thấy như nghiêng lệch, vết nứt lớn, lún sụt,… Dự kiến biện pháp tiếp cận các bộ phận cần kiểm tra, đo đạc.
- Chuẩn bị phương tiện tiếp cận, trang thiết bị, tải trọng.
4.2. Đo đạc, kiểm tra đánh giá hiện trạng cầu:
- Khảo sát, đo đạc kích thước các bộ phận kết cấu: Đo vẽ kích thước cầu; Đo cao độ mặt cầu và đường dẫn đầu cầu; Đo trắc ngang lòng sông.
- Khảo sát hiện trạng các bộ phận kết cấu của cầu: Kết cấu phần trên; Kết cấu phần dưới; Công trình phụ trợ; Đường hai đầu cầu.
4.3. Kiểm tra chất lượng vật liệu của các bộ phận kết cấu:
- Xác cường độ bê tông kết cấu nhịp và kết cấu mố, trụ bằng phương pháp không phá hủy sử dụng súng bật này.
- Xác định chất lượng bê tông bằng phương pháp siêu âm.
- Xác định chiều dày bê tông bảo vệ và đường kính cốt thép.
4.4. Thử nghiệm cầu:
- Thử tĩnh: đo ứng suất và độ võng dầm chủ.
- Thử động: xác định các đặc trưng dao động (dao động riêng và dao động cưỡng bức) như dạng dao động, chu kỳ dao động, tần số dao động, hệ số xung kích kết cấu nhịp; chu kỳ dao động và chuyển vị động kết cấu mố trụ khi cho xe tải thử chạy qua cầu với tốc độ 20-40 km/h.