Dự báo sức chịu tải của cọc thi công bằng búa rung
Mở đầu:
Búa rung là một trong các biện pháp thi công để hạ cọc xuống chiều sâu thiết kế khá hiệu quả, đặc biệt là cọc thép, cọc PHC hoặc cọc ván, việc lựa chọn búa để hạ cọc là khâu quan trọng trong quá trình thi công. Tiêu chí để lựa chọn búa là phải hạ được được cọc xuống chiều sâu thiết kế hoặc cọc đạt được sức kháng như thiết kế, đồng thời còn phải thỏa mãn tính kinh tế. Thông qua kinh nghiệm các dự án đã triển khai, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu thêm một phương pháp lựa chọn và tính toán sức chịu tải của cọc khi hạ bằng búa rung theo tài liệu của hiệp hội búa rung Nhật Bản ( Guideline by Japan Society of Vibro Hammer) cùng với một số công thức đã được giới thiệu ở một số tài liệu hoặc tiêu chuẩn, hi vọng ràng đây sẽ là nội dung đáng tham khảo cho các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trẻ.
Sức chịu tải và khả năng hạ cọc của búa rung
Các công thức động để xác định sức kháng của cọc thường có độ tin cậy không cao, phương pháp dưới đây đã được kiểm nghiệm trên thực tế thi công và sức chịu tải của cọc đã được kiểm chứng lại bằng phương pháp PDA, chúng tôi nhận thấy giá trị khá chính xác, với sai số không lớn
Để hạ được cọc xuống chiều sâu thiết kế hoặc cọc đạt được sức kháng như đã tính toán khi hạ bằng búa rung nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố có thể kể đến như sau :
+ Công suất của búa
+ Dòng điện tiêu thụ khi cọc đạt đến độ xuyên tính toán;
+ Tốc độ xuyên tính toán của cọc;
+ Và các hệ số khác.
Xin tham khảo tài liệu chúng tôi đã đính kèm dưới đây
Biện pháp hạ cọc bằng búa rung
Tài liệu tính toán sức chịu tải của cọc khi hạ bằng búa rung và khả năng hạ cọc của búa dựa theo tài liệu của hiệp hội búa rung Nhật Bản ( Guideline by Japan Society of Vibro Hammer)
Bài viết dựa trên kinh nghiệm các dự án đã triển khai được thực hiện bởi các kỹ sư của HIMMALEH, chúng tôi rất mong nhận được sự phản hồi từ các đồng nghiệp