- Trang chủ
- ›
- Quy trình, Tiêu chuẩn
- › Ngành Giao thông Vận tải
- ›
- TCVN 11823 : 2017 THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG BỘ
TCVN 11823 : 2017 THIẾT KẾ CẦU ĐƯỜNG BỘ
Ngày 29/12/2017, Bộ Khoa học và công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11823:2017 được biên soạn dựa trên cơ sở tham khảo Tiêu chuẩn thiết kế cầu theo hệ số tải trọng và sức kháng của AASHTO (AASHTO, LRFD Bridge Design Specification). Tiêu chuẩn bao gồm 12 phần:
- TCVN 11823-1:2017 Thiết kế cầu đường bộ – Phần 1: Yêu cầu chung
- TCVN 11823-2:2017 Thiết kế cầu đường bộ – Phần 2: Tổng thể và đặc điểm vị trí
- TCVN 11823-3:2017 Thiết kế cầu đường bộ – Phần 3: Tải trọng và hệ số tải trọng
- TCVN 11823-4:2017 Thiết kế cầu đường bộ – Phần 4: Phân tích và đánh giá kết cấu
- TCVN 11823-5:2017 Thiết kế cầu đường bộ – Phần 5: Kết cấu bê tông
- TCVN 11823-6:2017 Thiết kế cầu đường bộ – Phần 6: Kết cấu thép
- TCVN 11823-9:2017 Thiết kế cầu đường bộ – Phần 9: Mặt cầu và hệ mặt cầu
- TCVN 11823-10:2017 Thiết kế cầu đường bộ – Phần 10: Nền móng
- TCVN 11823-11:2017 Thiết kế cầu đường bộ – Phần 11: Mố, trụ và tường chắn
- TCVN 11823-12:2017 Thiết kế cầu đường bộ – Phần 12: Kết cấu vùi và áo hầm
- TCVN 11823-13:2017 Thiết kế cầu đường bộ – Phần 13: Lan can
- TCVN 11823-14:2017 Thiết kế cầu đường bộ – Phần 14: Khe co giãn và gối cầu
* PHẠM VI ÁP DỤNG
Các quy định của Tiêu chuẩn này cũng như toàn bộ 11 Phần khác của Bộ tiêu chuẩn này nhằm dùng cho các công tác thiết kế, đánh giá và khôi phục các cầu cố định cũng như cầu quay và cầu cất trên tuyến đường bộ. Tuy nhiên nó không bao hàm các nội dung an toàn của cầu quay và cầu cất cho các loại xe cơ giới, xe điện, xe đặc biệt và người đi bộ. Các quy định của Bộ Tiêu chuẩn này không dùng cho các cầu dành riêng cho đường sắt, đường sắt nội đô (rail-transit) hoặc công trình công cộng. Với các cầu loại đó, các quy định của Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng nếu có thêm những Tiêu chuẩn thiết kế bổ sung khi cần thiết. Các quy định của Bộ Tiêu chuẩn này dựa vào phương pháp luận Thiết kế theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng (LRFD). Các hệ số được lấy từ lý thuyết độ tin cậy dựa trên kiến thức thống kê hiện nay về tải trọng và tính năng của kết cấu. Những quan điểm an toàn thông qua tính dẻo, tính dư, bảo vệ chống xói lở và va chạm được nhấn mạnh khi áp dụng thiết kế.
* TÀI LIỆU VIỆN DẪN
Các tài liệu dưới đấy là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Các tài liệu viện dẫn được trích dẫn từ những vị trí thích hợp trong văn bản tiêu chuẩn và các ấn phẩm được liệt kê dưới đây. Đối với các tài liệu có đề ngày tháng, những sửa đổi bổ xung sau ngày xuất bản chỉ được áp dụng cho bộ Tiêu chuẩn này khi bộ Tiêu chuẩn này được sửa đổi, bổ xung. Đối với các tiêu chuẩn không đề ngày tháng thì dùng phiên bản mới nhất.
– TCVN 2737:1995 – Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế
– TCVN 4954:05 – Đường ô tô- Yêu cầu thiết kế
– TCVN 1651: 2008 – Thép cốt bê tông và lưới thép hàn
– TCVN 5664:2009 – Tiêu chuẩn quốc gia, Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa
– TCVN 9386:2012- Thiết kế công trình chịu động đất
– TCVN 9393: 2012- Cọc- Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục
– TCVN 10307:2014- Kết cấu cầu thép – Yêu cầu kỹ thuật chung về chế tạo, lắp rấp và nghiệm thu
– TCVN 10309:2014- Hàn cầu thép – Quy định kỹ thuật
– AASHTO LRFD Bridge Construction Specifications (Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công cầu AASHTO)